TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 7 THÁNG NĂM 2016

27/08/2016 11:44

TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 7 THÁNG NĂM 2016

 

I.XUẤT KHẨU

- Kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong tháng 7 tăng nhẹ trở lại sau hai tháng giảm liên tiếp,

- 7 tháng năm 2016, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang 5 thị trường chủ lực là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Anh chiếm tới 83% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước,

- Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 7/2016 tăng nhẹ trở lại, đạt 577 triệu USD, tăng 3,8% so với tháng trước nhưng vẫn thấp hơn 2,3% so với tháng 7/2015, Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 408 triệu USD, tăng 2,9% so với tháng 6/2016 và xấp xỉ cùng kỳ năm ngoái,

Lũy kế trong 7 tháng năm 2016, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của nước ta đạt 3,786 tỷ USD, tăng nhẹ 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái, Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 2,734 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 72,2% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước, tăng so với tỷ lệ 70,16% của cùng kỳ năm ngoái,

Như vậy tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ngày tăng so với tốc độ tăng của tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước,

Biểu đồ 1:Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam theo tháng trong giai đoạn 2014-2016
(ĐVT: triệu USD)

(Nguồn:Tổng Cục Hải quan)

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),

+ Trong tháng 7/2016, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt trên 265 triệu USD, giảm 0,44%  tháng 6/2016, giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái,

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp này đạt gần 241 triệu USD, tăng 1,3% so với tháng trước đó và giảm 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái,

7 tháng năm 2016, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 1,786 tỷ USD, giảm 2,87% so với cùng kỳ năm ngoái, Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 1,615 tỷ USD, giảm 2,12% so với cùng kỳ năm 2015.

 - Thị trường xuất khẩu

+ Trong tháng 7/2016, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang thị trường Trung Quôc tăng rất mạnh trở lại, đạt 99,5 triệu USD, tăng 23,49% so với tháng trước đó, Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang thị trường Newzealand và Maylaysia cũng tăng rất mạnh, lần lượt tăng 73,45% và tăng 12,37% so với tháng 6/2016,

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu G&SPG trong tháng 7/2017 sang 2 thị trường châu Á chủ lực là Nhật Bản và Hàn Quốc giảm nhẹ so với tháng 6/2016; tăng nhẹ tại thị trường Hoa Kỳ, Anh, Australia và Canada,

Trong 7 tháng năm 2016, có thể nhận thấy kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang thị trường Hoa Kỳ liên tục dẫn đầu, chiếm tỷ trọng lên đến 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của G&SPG của cả nước, Tiếp đến là thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Anh, Tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang 5 thị trường đứng đầu này chiếm tới trên 83% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước,

Biểu đồ 1:Tham khảo cơ cấu thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong tháng 7/2016

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
 

Biểu đồ 2:Tham khảo cơ cấu thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong 7 tháng năm 2016



(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
 

Bảng 1:Tham khảo một số thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong 7 tháng năm 2016

(ĐVT: 1,000 USD)

TT

T7/2016

So T6/2016

(%)

So T7/2105

(%)

7T/2016

So 7T/2015

(%)

Hoa Kì

227.047

1,18

-4,55

1.497.160

3,43

Trung Quốc

99.507

23,49

37,43

534.968

7,47

Nhật Bản

74.429

-5,12

-20,75

553.479

-1,92

Hàn quốc

50.145

-2,65

29,43

326.976

18,99

Anh

24.369

3,39

16,07

184.139

11,61

Australia

16.220

2,80

9,17

89.471

8,62

Canada

10.706

6,20

-26,98

72.102

-18,86

Pháp

7.858

-0,54

33,28

57.261

4,89

Đài Loan

5.949

4,46

-16,10

36.901

-16,37

Đức

4.491

-7,62

-17,79

57.811

-16,08

Hà Lan

4.267

-0,20

-1,91

40.869

1,97

Newzealand

3.911

73,45

-0,72

14.273

1,32

Ấn Độ

3.898

-18,77

-32,93

30.984

-40,09

Malaysia

3.864

12,37

-19,15

22.405

-29,61

Bỉ

1.969

9,69

18,11

17.028

-9,74

Arập Xê út

1.918

-12,07

-39,60

13.906

-6,80

UAE

1.831

-14,54

22,81

10.944

4,69

Hồng Kông

1.767

-32,28

-86,06

22.080

-63,45

Thailand

1.754

2,65

-7,22

11.399

-6,58

Campuchia

1.643

-31,12

575,82

7.357

502,02

Tây Ban Nha

1.416

3,21

33,44

12.627

-0,22

Mexico

1.337

-2,38

319,10

7.229

95,43

Singapore

1.253

-24,67

-16,78

9.018

4,43

Italia

1.155

-6,91

10,87

15.347

-5,47

Đan Mạch

1.149

28,04

55,46

8.156

-4,41

Thụy Điển

1.054

-14,08

20,75

12.786

-9,01

Thổ Nhĩ Kỳ

1.026

-27,40

119,33

8.620

12,36

Nam Phi

759

2,27

-2,71

3.671

-44,56

Co oet

750

2,46

16,95

4.225

-12,27

Ba Lan

460

-14,74

46,92

8.113

-0,12

Nga

175

-35,02

52,71

1.828

-21,37

Na Uy

154

1,03

-67,84

2.298

-45,45

Phần Lan

107

-29,99

-2,86

1.100

-41,75

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

II. NHẬP KHẨU

- Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 7/2016 tiếp tục giảm rất mạnh,

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 7/2016 tiếp tục giảm – tháng thứ 3 liên tiếp, đạt gần 125 triệu USD, giảm 14,6% so với tháng 6/2016 và giảm tới 33,43% so với cùng kỳ năm ngoái,

Lũy kế trong 7 tháng năm 2016, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về nước ta chỉ đạt gần 998 triệu USD, giảm 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái,

Biểu đồ 4:Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam theo tháng trong giai đoạn 2014-2016
(ĐVT: Triệu USD)

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
 

- Thị trường nhập khẩu

+ Trong tháng 7/2016, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ 5 thị trường chủ lực là Hoa Kỳ, Campuchia, Lào, Malaysia và Chile giảm rất mạnh so với tháng trước đó, lần lượt giảm tới 29,17%; 71,77%; 97,66%; 28,6% và giảm 32,41%,

Cũng trong tháng 7/2016, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ thị trường Trung Quốc và Thailand chỉ tăng nhẹ so với tháng trước đó, với mức tăng lần lượt là 2,19% và tăng 5,2%,

Trong 7 tháng năm 2016, Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung ứng G&SPG ổn định và lớn nhất cho Việt Nam, đạt 145 triệu USD -  xấp xỉ cùng kỳ năm  ngoái, chiếm 14% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG của cả nước,

Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ hầu hết các thị trường chủ lực còn lại như Hoa Kỳ, Lào, Campuchia, Malaysia, Chile đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái, Trong đó, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Lào giảm tới 72,45% so với cùng kỳ năm 2015,

          - Thị Doanh nghiệp FDI

+ Trong tháng 7/2016, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 44 triệu USD, tăng 6,98% so với tháng 6/2016 và giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái,

+ 7 tháng năm 2016, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 312 triệu USD, giảm 10,91% so với cùng kỳ năm 2015,

 

Biểu đồ 6:Tham khảo cơ cấu thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong 7 thán năm 2016


(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Bảng 2:Tham khảo một số thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong 7 tháng năm 2016

(ĐVT: 1,000 USD)

TT

T7/2016

So T6/2016

(%)

So T7/2105

(%)

7T/2016

So 7T/2015

(%)

Trung Quốc

23.624

14,93

2,19

144.899

0,58

Hoa Kỳ

15.663

-20,68

-29,17

125.202

-5,49

Campuchia

10.827

-8,94

-71,77

96.869

-47,84

Lào

690

-51,62

-97,66

75.332

-72,45

Malaysia

6.099

-21,04

-28,60

50.282

-13,94

Thailand

6.799

-2,03

5,20

50.238

1,80

Chile

3.321

-55,20

-32,41

36.309

-15,84

Newzealand

4.530

-18,09

-6,12

30.019

-4,14

Đức

3.980

-15,99

56,09

28.535

30,32

Pháp

2.239

-18,09

-21,51

20.231

15,14

Brazil

2.780

6,63

-16,93

17.201

-9,69

Indonesia

2.144

32,29

9,26

13.315

10,05

Italia

694

-40,36

-34,24

12.261

57,35

Thụy Điển

1.123

15,76

40,74

8.407

44,84

Hàn Quốc

652

52,02

-19,05

6.203

25,03

Canada

1.280

24,04

164,94

5.990

79,80

Phần Lan

655

-11,08

-7,34

4.573

-48,85

Nhật Bản

551

-21,26

-24,93

4.073

29,59

Nga

608

-29,86

-7,78

3.480

10,36

Australia

499

44,76

30,28

3.045

30,36

Đài Loan

454

6,49

-12,02

2.646

-22,95

Nam Phi

213

-25,32

-56,06

2.507

-27,53

Achentina

155

-76,94

-79,36

2.364

-50,40

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Theo Gỗ Việt