Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ vùng địa lý tích cực và không tích cực

Bản tin này cập nhật thông tin Việt Nam nhập khẩu gỗ tròn (HS 4403) và gỗ xẻ (HS 4407) từ 2022 đến hết tháng 6 năm 2024. Nguồn số liệu sử dụng trong Bản tin là từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan (TCHQ), được Nhóm nghiên cứu của các Hiệp hội (HH) gỗ và Forest Trends phân tích.  

28/03/2018 08:53

Báo cáo phân tích thực trạng xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong những năm gần đây. Mô tả các thị trường chính, sản phẩm xuất nhập khẩu chính, các loài gỗ được sử dụng phổ biến và những thay đổi của thị trường cung – cầu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Báo cáo được trình bày tại Hội thảo “Bức tranh xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam năm 2017: Thực trạng và xu hướng hội nhập bền vững” được tổ chức vào ngày 27/3/2018 tại Hà Nội.

28/03/2018 08:49

Báo cáo này phân tích quy mô và những thay đổi trong việc nhập khẩu gỗ tròn/đẽo vuông thô (sau đây được gọi tắt là gỗ tròn) và gỗ xẻ vào Việt Nam và chỉ ra một số rủi ro về mặt pháp lý đối với nguồn cung này. Báo cáo được trình bày tại Hội thảo “Bức tranh xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam năm 2017: Thực trạng và xu hướng hội nhập bền vững” được tổ chức vào ngày 27/3/2018 tại Hà Nội.

28/03/2018 08:46

Trung Quốc có vai trò quan trọng đối với ngành gỗ Việt Nam, cả về mặt là một trong những thị trường tiêu thụ quan trọng nhất đối với một số mặt hàng gỗ của Việt Nam và là nguồn cung một số mặt hàng gỗ nguyên liệu. Hàng năm, kim ngạch thương mại hai chiều về các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ lên tới 1,3-1,4 tỉ USD, trong đó thặng dư thương mại nghiêng về phía Việt Nam khoảng 600-700 triệu USD. Bản tin này nhìn vào thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Số liệu trong Bản tin được dựa trên nguồn số liệu xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải Quan Việt Nam.

28/03/2018 08:43

Hoa Kỳ không chỉ là thị trường tiêu thụ quan trọng cho các mặt hàng gỗ của Việt Nam là còn là nguồn cung gỗ nguyên liệu ‘sạch’ lớn nhất của Việt Nam. Hàng năm, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu một lượng gỗ nguyên liệu rất lớn, bao gồm gỗ tròn /xẻ thô (thuộc nhóm HS 4403) và gỗ xẻ (HS 4407) từ thị trường này. Gỗ nhập khẩu từ Hoa Kỳ được đưa vào chế biến và xuất khẩu ngược lại quốc gia này (và các quốc gia khác) ở dạng sản phẩm đồ gỗ nội thất. Gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ nguồn này vào Việt Nam cũng đang được mở rộng. Bản tin được giới thiệu tại Hội thảo “Bức tranh xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam năm 2017: Thực trạng và xu hướng hội nhập bền vững” được tổ chức vào ngày 27/3/2018 tại Hà Nội.

05/02/2018 09:08

Báo cáo đánh giá thực trạng của các hộ sản xuất làng nghề về các khía cạnh tính pháp lý của nguồn gỗ nguyên liệu, sử dụng lao động, môi trường sản xuất kinh doanh, khả năng và mức độ tuân thủ với các yêu cầu pháp lý của các hộ hiện nay. Báo cáo chỉ ra một số xu hướng thay đổi tại các làng nghề theo hướng bền vững hơn về nguồn nguyên liệu, một số hạn chế trong sử dụng nguyên liệu, lao động, môi trường… mà các hộ hiện phải đối mặt.Các hạn chế và khó khăn mà các hộ hiện đang đối mặt thể hiện các khía cạnh cơ bản của nền kinh tế phi chính thức. Trong bối cảnh hội nhập, các hộ sản xuất kinh doanh gỗ tại các làng nghề trở thành một phần quan trọng của chuỗi cung, do vậy hộ cần tuân thủ với các yêu cầu pháp lý có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Báo cáo kiến nghị hỗ trợ chuyển các hộ từ hình thức phi chính thức sang chính thức, nhằm giúp các hộ phát triển bền vững trong tương lai.

14/10/2017 11:59

Báo cáo:Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam nửa đầu năm 2017 là sản phẩm hợp tác của Tổ chức Forest Trends, Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định), Hội Gỗ mỹ nghệ và Chế biến Gỗ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA). Báo nhằm cung cấp thông tin về tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam giai đoạn 2015 đến 6 tháng năm 2017, những thay đổi về thị trường xuất và nhập khẩu gỗ của Việt Nam khi chính phủ Việt Nam đã ký tắt Hiệp định FLEGT VPA với EU.

14/10/2017 11:55

Bản tinViệt Nam xuất khẩu dăm gỗ: Diễn biến thị trường đến hết tháng 6 năm 2017 là sản phẩm hợp tác của Tổ chức Forest Trends, Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định), Hội Gỗ mỹ nghệ và Chế biến Gỗ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA). Bản tin phân tích tình hình xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam trong giai đoạn 2015 đến 6 tháng năm 2017.

05/06/2017 06:12

Ngành chế biến gỗ của Việt Nam đã và đang giữ vị trí quan trọng trên bản đồ các nước cung gỗ và sản phẩm gỗ trên thế giới. Thương hiệu gỗ Việt đã dần được hình thành, tạo nền tảng thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu. Năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (sau đây được gọi là mặt hàng gỗ) của Việt Nam đạt gần 7 tỉ USD, là một trong số các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của cả nước. Các mặt hàng gỗ của Việt Nam hiện đang được tiêu thụ tại nhiều thị trường, trong đó Hoa Kỳ và EU là hai trong số các thị trường quan trọng nhất. Năm 2016 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam vào hai thị trường này chiếm 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. 

25/04/2017 05:17

Ngành chế biến gỗ của Việt Nam hiện đang nằm trong số các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất, với kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2016 đạt gần 7 tỉ USD. Mặc dù tốc độ tăng trưởng về kim ngạch trong những năm gần đây giảm (hiện còn 5-10%, so với 10-15% trong những đầu của thập kỷ 21) nhiều ý kiến cho rằng ngành vẫn thường được coi là vẫn còn dư địa để phát triển.

25/04/2017 05:15

Mô hình liên kết phát triển rừng trồng đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) là một trong những ví dụ điển hình về liên kết giữa công ty chế biến gỗ xuất khẩu và các hộ trồng rừng vùng núi. Trong liên kết này, các công ty chuyên chế biến sản phẩm gỗ cho Tập đoàn IKEA đã liên kết với các hộ có nguồn rừng trồng tại một số tỉnh nhằm phát triển rừng trồng gỗ lớn, đạt chứng chỉ FSC nhằm tạo nguồn cung gỗ nguyên liệu cho các công ty này để sản xuất các sản phẩm gỗ cho Tập đoàn IKEA. Liên kết này hiện được coi là có tiềm năng nâng cao lợi ích kinh tế cho các hộ trồng rừng, ổn định nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào cho các công ty chế biến. Mô hình cũng được coi có tiềm năng trong việc đem lại hiệu quả xã hội và môi trường. 

25/04/2017 05:12

Việt Nam là một trong năm quốc gia có diện tích trồng cao su và lượng mủ cao su sản xuất và xuất khẩu lớn nhất trên thế giới. Trong giai đoạn 2008 - 2011 giá mủ cao su xuất khẩu tăng cao dẫn đến diện tích trồng mới cao su tại Việt Nam tăng đột biến, làm cho diện tích cao su tổng số vượt xa so với diện tích quy hoạch của Chính phủ. Giai đoạn này đã xuất hiện một số mô hình mở rộng diện tích trồng cao su, bao gồm mô hình liên kết giữa công ty cao su và các hộ dân. Mô hình liên kết này thường được gọi với cái tên ‘góp đất trồng cao su’, theo đó công ty cao su cung cấp vốn đầu tư, kỹ thuật, kiến thức quản lý và cam kết phụ trách bao tiêu sản phẩm đầu ra; các hộ dân tham gia góp đất để trồng cao su và đóng góp lao động vào các khâu trong sản xuất. Mô hình phát triển mạnh ở vùng Tây Bắc, đặc biệt tại Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. 

20/12/2016 08:18

Bản tin "Việt nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi: Một số nét chính" phản ánh một số nét cơ bản trong thương mại gỗ giữa Việt Nam và các quốc gia thuộc Châu Phi. Cụ thể, Bản tin tập trung vào tình hình Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu, bao gồm gỗ tròn và gỗ xẻ từ Châu Phi kể từ năm 2013 đến nay. Số liệu trong Bản tin được tổng hợp từ nguồn số liệu thống kê xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan Việt Nam.