Hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành gỗ 9 tháng năm 2024

Đóng góp của các DN chế biến gỗ có vốn đầu tư nước ngoài đang chiếm tỷ lệ lớn trong giá trị xuất khẩu của ngành gỗ Việt trong những năm qua. Năm 2023, Việt Nam có trên 4.000 doanh nghiệp (DN)  tham gia xuất khẩu trực tiếp, trong đó số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chỉ chiếm 17%. Mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, kim ngạch xuất khẩu của nhóm FDI luôn chiếm gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu của các DN FDI tham gia ngành luôn có sự tăng trưởng ổn định trong những năm vừa qua. Khối DN FDI là một trong những động lực phát triển quan trọng của nền kinh tế với các yếu tố đầu vào quan trọng để phát triển như sức mạnh về vốn, trình độ quản lý, công nghệ và khả năng tiếp cận thị trường. Chính phủ cũng kỳ vọng rằng theo thời gian, các yếu tố đầu vào này sẽ được lan tỏa sang khối DN Việt Nam.

10/09/2021 06:03

Báo cáo Việt Nam xuất nhập khẩu đồ gỗ trong 7 tháng đầu năm 2021: Thực trạng và một số khía cạnh rủi rocập nhật thông tin về tình hình xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tới hết 7 tháng đầu năm 2021. Về Báo cáo cũng đưa ra một số thông tin về một số khía cạnh rủi ro trong một số mặt hàng xuất nhập khẩu. Trong khâu xuất khẩu, trong 7tháng đầu 2021,kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG)đạt 9,26tỷ USD, tăng 54,3% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, do tác động của đại dịch Covid-19 tới ba trung tâm chế biến gỗ là Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai khiến cho kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7/2021 của ngành  giảm 17,3%, chỉ đạt 1,26 tỷ USD, so với tháng 6 trước đó đạt 1,53 tỷ USD.  Ở chiều nhập khẩu, Việt Nam nhập 1,81 tỷ USD gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) trong 7 tháng đầu năm 2021, tăng 38,6% so với cùng kỳ 2020.

09/09/2021 05:40

Báo cáo “Liên kết tiêu thụ gỗ cao su từ hộ tiểu điền: Thực trạng và một số khía cạnh chính sách" là sản phẩm do Tổ chức Forest Trends phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam và Hiệp hội Cao su Việt Nam thực hiện. Đây là một trong số những sản phẩm được nhóm nghiên cứu công bố cùng với Báo cáo “Chuỗi cung ngành cao su Việt Nam: Một số nét chính và vai trò của cao su tiểu điền” và Báo cáo “Liên kết tiêu thụ cao su thiên nhiên từ hộ tiểu điền: Thực trạng và một số khía cạnh chính sách”.

09/09/2021 05:37

 Báo cáo “Liên kết tiêu thụ cao su thiên nhiên từ hộ tiểu điền, thực trạng và một số khía cạnh chính sách” là sản phẩm của Tổ chức Forest Trends phối hợp với Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam (RRIV) thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) và Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA). Báo cáo để bổ sung thông tin về các liên kết trong tiêu thụ cao su tiểu điền tại Việt Nam, tìm hiểu về thực trạng các mối liên kết tiêu thụ cao su thiên nhiên giữa các hộ tiểu điền với các cá nhân, đơn vị trong chuỗi cung cao su thiên nhiên như các tư thương, các nhà máy, doanh nghiệp chế biến mủ cao su… Báo cáo cũng giúp làm rõ những thuận lợi và khó khăn của các bên tham gia trong liên kết. Dựa vào thông tin thu thập được nêu trên, đề xuất một số chính sách và giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ chuỗi cung ứng cao su tiểu điền đáp ứng các yêu cầu của thị trường về khía cạnh hợp pháp, truy xuất nguồn gốc và bền vững.

09/09/2021 05:33

Báo cáo "Chuỗi cung ngành cao su Việt Nam: Một số nét chính và vai trò của cao su tiểu điền" cung cấp một số nét chính về chuỗi cung ngành cao su của Việt Nam, phân tích các khía cạnh về sản xuất, chế biến và thương mại đối với ba nhóm mặt hàng chủ lực của ngành. Các doanh nghiệp (DN) trong ngành cao su, bao gồm DN có vốn sở hữu nhà nước, DN tư nhân và DN FDI có vai trò quan trọng trong chuỗi cung. Ngoài ra, các hộ cao su tiểu điền hiện đã trở thành một hợp phần quan trọng của chuỗi, là nguồn cung cao su thiên nhiên và gỗ nguyên liệu đầu vào cho ngành cao su và ngành gỗ.

25/08/2021 08:05

Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 khiến kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ giảm 17,3% trong tháng 7/2021 so với tháng trước đó và kim ngạch xuất khẩu trong 15 ngày đầu Tháng 8 chỉ đạt 373,8 triệu, tương đương 45,5% so với kim ngạch 15 ngày đầu Tháng 7 năm 2021.

06/08/2021 08:14

Kim ngạch thương mại về gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2020 đạt trên 2 tỷ USD, tăng nhanh từ 1,2 tỷ USD năm 2015, với thặng dư thương mại nghiêng về phía Việt Nam. Tuy nhiên mức thặng dư đang ngày càng thu hẹp do tốc độ tăng trưởng trong nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam (bình quân 27%/năm) cao hơn nhiều so với tăng trưởng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc (4,3%/năm) trong giai đoạn 2015-2020. Mức thặng dư giảm rất mạnh đặc biệt kể từ 2018-2019, trùng với thời điểm Chính phủ Mỹ bắt đầu áp dụng các mức thuế mới đối với hàng hóa của Trung Quốc nhập khẩu vào thị trường này.

26/07/2021 10:41

Lượng gỗ nguyên liệu (tròn, xẻ) từ Campuchia và Lào nhập khẩu vào Việt Nam giảm rất mạnh trong những năm vừa qua và hiện chỉ còn chiếm 1-2% trong tổng lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam hàng năm. Vào nửa đầu của thập kỷ 2010, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu hàng triệu m3 gỗ tròn và xẻ từ hai quốc gia này

15/07/2021 10:47

Báo cáo cập nhật thông tin về tình hình xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam theo mặt hàng và thị trường tới hết 5 tháng đầu năm 2021, đồng thời  đưa ra một số thông tin về cảnh báo mặt hàng rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu của ngành gỗ

02/07/2021 09:10

Việt Nam hiện đã trở thành quốc gia sản xuất viên nén lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Viên nén từ Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu. Thống kê từ nguồn Tổng cục Hải quan cho thấy lượng xuất khẩu năm2020 đạt khoảng 3,2 triệu tấn. Gần 100% lượng viên nén từ Việt Nam được xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc.

02/07/2021 08:27

Năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 2,54 triệu m3 gỗ xẻ và 2,17 triệu m3 gỗ tròn (tương đương 5,79 triệu m3 gỗ quy tròn). Gỗ rủi ro thấp rủi ro chiếm 65,7% trong tổng lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu, 34,3% còn lại là gỗ rủi ro. Về giá trị, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 1,4 tỷ USD, trong đó kim ngạch của gỗ rủi ro thấp chiếm 61%, phần còn lại của gỗ rủi ro.

26/04/2021 07:05

Báo cáo “Việt Nam nhập khẩu gỗ nhiệt đới và ý nghĩa cho việc thực hiện Nghị định hệ thống bảo đảm  gỗ hợp pháp VNTLAS” được chia sẻ tại hội thảo “Kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhiệt đới nhập khẩu” diễn ra vào ngày 20 tháng 04 năm 2021 vừa qua tại Hà Nội. Báo cáo cung cấp các thông tin về  tình hình Việt Nam nhập khẩu gỗ rủi ro cho tới hết 2020, cập nhật tình hình thực hiện Nghị định VNTLAS, trọng tâm vào khâu kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu theo tinh thần của Nghị định và thảo luận và đưa ra kiến nghị về tăng cường tính hiệu quả của việc thực thi Nghị định VNTLAS.

26/03/2021 09:41

Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành gỗ Việt Nam: Thực trạng 2020 và xu hướng phát triển là sản phẩm hợp tác của nhóm nghiên cứu của Tổ chức Forest Trends, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA) và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định), báo cáo được chia sẻ tại Hội nghị giao ban“Đánh giá kết quả năm 2020 và bàn giải pháp đạt mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản năm  2021” diễn ra vào ngày 26 tháng 03 năm 2021 tại Bình Định. 

Trang     1 ... 4 5 6 ... 11